Cách kiểm tra cơ bida, kinh nghiệm giải đáp từ A-Z

Cach-kiem-tra-co-bida-kinh-nghiem-giai-dap-tu-a-z (1)

Kiểm tra độ thẳng của cơ bida

      Nếu bạn cầm một cây cơ bida cong, cho dù bạn có ngắm chuẩn thì đường bóng cũng sẽ bị lệch, thiếu độ chính xác. Do đó, một cây cơ bida tốt đầu tiên là phải thẳng. Để kiểm tra độ thẳng của cơ bida, có 2 cách:

  • Cách 1: Bạn lăn cơ bida trên bề mặt phẳng (có thể dùng mặt bàn bida) với tốc độ vừa phải, sau đó quan sát điểm đầu gậy nếu gậy không thẳng nó sẽ nhấp nhô, ngược lại nếu nó êm, không nhấp nhô là cơ thẳng. Nếu cây cơ có dấu hiệu bị cong, bạn hãy cân nhắc sớm đổi cây khác nhé.
  • Cách 2: Bạn ngắm bằng mắt và xoay cây cơ để xem cây cơ có dấu hiệu bất thường nào không.

Kiểm tra trọng lượng, độ dài của cây cơ

      Trọng lượng của cơ bida ảnh hưởng tới sức đẩy khi đánh bi. Hiện nay, trọng lượng các cơ bida trên thị trường phổ biến từ 400 – 600 gam, độ dài tiêu chuẩn 1,47m.

      Nếu bạn dùng cơ quá nặng, bạn sẽ mất nhiều sức để giữ cho cây cơ đúng tư thế, nếu bạn dùng cơ quá nhẹ, bạn sẽ mất nhiều sức để đánh bi. Ngoài ra, mỗi cơ thủ có độ lớn lòng bàn tay khác nhau, bạn cần lựa chọn cơ bida có cần nặng phù hợp với sức, độ rộng lòng bàn tay của bạn để đạt hiệu quả nhất. Bạn nên thử nhiều loại cơ để tìm ra cơ phù hợp nhất với mình, giúp mình cầm nắm thoải mái nhất

      Ngoài những điểm trên, khi chọn cơ bida bạn cũng nên kiểm tra độ cứng của cây cơ, các khớp nối của cây cơ…

Cach-kiem-tra-co-bida-kinh-nghiem-giai-dap-tu-a-z (2)

Kiểm tra đầu lơ của cơ bida

      Đầu lơ được xem là linh hồn của cây cơ bida, là điểm tiếp xúc trực tiếp với bóng, quyết định đường đi của bóng. Do đó, trước mỗi trận đấu bạn cần kiểm tra đầu lơ đã gắn chặt vào đầu cây cơ và vừa khít với đầu thân cơ. Để kiểm tra chi tiết hơn, bạn sờ tay trực tiếp vào chóp lơ để xem nó có tròn và nhẵn hay không. Bạn có thể xem hình minh họa sau đây:

  • Trường hợp A: Đây là đầu cơ chuẩn nhất, đường vòng cung sẽ tạo ra điểm tiếp xúc chính xác với bi.
  • Trường hợp B: Cũng tạm được nhưng khi đánh mà sử dụng ép phê sẽ không chuẩn.
  • Trường hợp C: Những cú re trô hay culê rất dễ bị trượt cơ.
  • Trường hợp D: Đầu lơ thế này thì bạn nên chuyển quán khác thôi.

Cach-kiem-tra-co-bida-kinh-nghiem-giai-dap-tu-a-z (1)

Kiểm tra tay cầm và độ rung của cơ bida

      Những dòng cơ bida được cuốn chỉ hoặc từ da có khả năng thấm nước tốt, thích hợp với người tay ra nhiều mồ hôi. Bạn cần kiểm tra xem tay cầm có bị sờn, rách không nhé. Đối với loại tay cầm được sơn thì cần kiểm tra xem sơn có bị xước hay bong tróc không.

      Cây cơ có độ rung nhỏ thường được làm từ cây gỗ già và chắc là cây cơ tốt. Do đó, bạn cần kiểm tra độ rung của cơ để chọn được cây cơ làm từ gỗ già. Bạn hãy đánh thử những đường cơ xa và mạnh để cảm nhận độ rung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *