Tìm hiểu về các thuật ngữ trong môn bida

Artboard 37-100

     Ngày nay bộ môn bida đang ngày càng phổ biến và thu hút rất nhiều người tham gia, để giải trí vào những lúc rảnh rỗi. Thông thường những người chơi mới khá bỡ ngỡ khi nghe những cụm từ chuyên môn dành bộ môn thể thao này, vậy hãy cùng chúng tôi khám phá các thuật ngữ trong môn bida hiện nay qua bài viết sau nhé!

 

Artboard 49-100

 

Các thuật ngữ trong môn bida hiện nay

– Lỗ tít: thuật ngữ trong môn bida chỉ lỗ ở 4 góc xung quanh của bàn bida lỗ

– Lỗ 10: chỉ 2 lỗ nằm ở giữa của bàn bida lỗ

– Sẻ: để nói đến việc bi cái đánh vào bi đích và viên bi đó đi thắng vào đích luôn.

– Sẻ ngược: là thay vì đi đúng hướng thì đi ngược lại so với lỗ, sẽ ngược sẽ dẫn người chơi rơi vào thế bi khó.

– Chặt: nói đến những viên bi đích nằm ở sát thành băng mà đánh.

– Cân: thuật ngữ trong môn bida là bi cái đánh vào bi đích mà bi đích đạp vào thành bằng rồi vào lỗ thì gọi là cân.

– Bóc: tương tự như cân nhưng bi đích nằm ở sát thành bằng, bi cái cần phải sướt qua bi đích để bi đích cân vào thành băng và vào lỗ.

– Cắm, trô, giật: nói đến việc đánh cho bi cái phải lăn ngược về sau khi chạm vào bi đích

– Culê: đánh cho bi cái phải lăn tiến lên sau khi chạm được vào bi đích

– Phê: thuật ngữ trong môn bida nói đến việc đánh xoáy làm cho thay đổi hướng bi

– Masse (mát xê): đánh làm sao cho bi xoáy hình vòng cung

– Bốc đầu: thuật ngữ trong môn bida nói đến việc đánh cho bi nhảy qua một bi trước, thường có 2 kiểu thịnh hành ở Việt Nam là bốc đầu cắm xuống (đây là lỗi lùa cơ nhưng ở một số nơi không bắt lỗi và vẫn cho dùng) và cách thứ hai là đưa tay lên cao giống kiểu cú Mát xê và đánh lực xuống cho bi nảy lên.

– Đứng: là khi bi cái chạm được vào bi đích sẽ đứng lại, thường thì để đánh thế này thì hai bi phải trên trục khá thẳng và người chơi cần cắm cơ xuống một chút và dùng với lực vừa phải.

– Điều: là nói đến việc sau khi chạm được vào bi đích thì bi cái sẽ lăn về phía tạo thuận lợi cho người đánh đó có thể đánh con tiếp theo.

– Chạy đạn hay dấu cái: thuật ngữ trong môn bida sau khi chạm vào bi đích thì bi cái lăn về điểm bất lợi khiến cho đối thủ khó đánh được cơ tiếp theo.

– Gãi: trong thuật ngữ trong môn bida nói đến việc có 2 viên bi của bạn nằm cạnh nhau và bạn đánh bi cái về phía chúng để tách rơi 2 con ra với nhau.

– Chết cái hoặc ốc lỗ: là nói đến việc khi bi cái bị rơi xuống lỗ của bàn bida.

– Nguyên đường: khi mà có bi nằm gần với trên hướng bắn, nếu nói nguyên đường có nghĩa là vẫn còn đủ một khe để bi lọt vào đấy.

 

Artboard 55-100

 

– Penalty: trong thuật ngữ trong môn bida có hai cách hiểu một là chỉ những quả đánh thẳng tắp, hai là trong luật khoang màu thì có thể hiểu là bạn có thể cầm đặt bi bất kỳ đâu trên bàn.

– Cộng: là nói đến khi bạn đánh 3 bi trở lên chạm vào nhau, chẳng hạn như Bi cái – đập bi 2 – đập bi 3 và vào lỗ.

– Khuôn: là khi 2 hoặc nhiều viên bi hơn đứng gần nhau nhưng nó hướng khá chắc chắn vào một lỗ và khi đó người chơi chỉ cần việc chạm nhẹ nhàng vào bi nằm ở trục đầu là bi kia sẽ dễ dàng lăn vào lỗ.

– L là Long có nghĩa Băng dài trong thuật ngữ trong môn bida

– S là Short có nghĩa Băng ngắn

– L – S – L theo thứ tự là Dài – ngắn – dài, nói đến đường đi của bi chạm theo thứ tự là băng dài – băng ngắn – băng dài.

– Cue Ball gọi tắt là BC thuật ngữ trong môn bida có nghĩa Bi chủ

– Aim point là Điểm chạm: ở đây nói đến là điểm bi chủ chạm vào thành băng đầu tiên trong một cú đánh.

– Arrival là Điểm Trúng: có nghĩa là điểm bi chủ chạm vào sau khi đã chạm vào thành băng thứ nhất và các băng tiếp theo. Trong Diamond System bộ nút số 50 thì đây là điểm chạm của bi cái trên băng thứ ba hoặc tư.

– A bank shot – A băng: thuật ngữ trong môn bida thì đây là cú đánh vào băng trước. Khi trúng nhiều hơn một băng trước khi trúng bi đích các bạn có thể nghe tới cụm từ “bê đơ” hoặc A-băng.

– Backup lines nghĩa là Cú đánh gãy: thuật ngữ trong môn bida nói đến là khi bi đánh ép phê thuận vào băng một chuyển thành ép phê ngược trên băng thứ hai (hoặc lớn hơn hai) và tạo ra góc gãy.

– Big ball là Bi lớn: ở đây nói đến là tình huống khi bi đích thứ hai nằm ở vị trí cho phép sự sai số khá lớn ví dụ như khi nằm gần dậu.

– Bump, Bump shot là Cú nổ: cú đánh vào bi nằm sát băng và cú đánh đủ dày để bi chủ bật ra và chạy theo hướng mong muốn.

– Cross – table là cưa băng: có nghĩa là cú đánh chạy qua lại giữa hai thành băng dài. Cú đánh này còn gọi là cú Cô-ba hay cú Zigzag.